Điện thoại bị vô nước phải làm sao? 7 bước cứu nguy chiếc điện thoại

Điện thoại bị rơi xuống nước là tình huống mà không ai mong muốn. Điều này sẽ khiến cho máy nhanh chóng bị hỏng các linh kiện bên trong và có khả năng bị hư. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục nếu nắm được các bước xử lý điện thoại bị vô nước sau khi đọc xong bài viết này. 

1. Điện thoại bị rơi xuống nước sẽ gây hậu quả như thế nào?

Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều dòng điện thoại thông minh có khả năng chống nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dòng điện thoại không được hỗ trợ tính năng đó. Vì vậy, khi những chiếc điện thoại này bị vô nước sẽ có thể gặp những hiện tượng sau đây:

điện Thoại Bị Vô Nước
Điện thoại bị vô nước gây ra hậu quả gì?
  • Điện thoại bị sập nguồn, không hoạt động, mở không lên.
  • Camera điện thoại bị lỗi, mờ hoặc hỏng không lên hình. 
  • Điện thoại bị loạn cảm ứng, bị đơ hoặc liệt cảm ứng màn hình.
  • Các linh kiện bên trong bị hỏng hóc, không thể hoạt động.
  • Màn hình điện thoại bị vô nước có thể gây: đen màn hình, màu loang lổ,…
  • Gặp các vấn đề về kết nối Wifi, kết nối với SIM.
  • Loa điện thoại bị vô nước có thể không hoạt động, không có tiếng hoặc bị rè. 

2. 7 bước xử lý điện thoại bị vô nước cực đơn giản

Tất cả những hậu quả trên có lẽ sẽ khiến bạn phải chi một khoản tiền để tu sửa, hoặc thậm chí là mua chiếc điện thoại mới. Hiểu được điều đó, sau đây chúng tôi sẽ mách bạn 7 bước xử lý đơn giản, có thể tự làm tại nhà:

⇒ Bước 1: Mau chóng lấy điện thoại ra khỏi nước

Cổng sạc, cổng kết nối tai nghe, loa,… là nơi mà nước rất dễ xâm nhập, chỉ vài giây thôi cũng sẽ khiến nước len lỏi sâu vào trong gây hư hại cho máy. Vì vậy, hãy lấy điện thoại ra khỏi nước thật nhanh và hướng các cổng kết nối theo chiều hướng xuống mặt đất để nước chảy ra ngoài.  Điện thoại sẽ không bị hư hại quá nặng nếu như bạn kịp thời lấy ra khỏi nước. 

⇒ Bước 2: Tắt nguồn điện thoại 

Sau khi đã lấy điện thoại ra khỏi nước, hãy để điện thoại lên ít giấy mềm để giấy thấm bớt nước. Nếu điện thoại của bạn rơi vào nước trong trạng thái vẫn bật thì hãy ngay lập tức tắt nguồn. Việc tắt nguồn sẽ tránh cho nước len lỏi vào các bo mạch khiến máy bị bị đoản mạch hoặc đứt mạch. 

Một cách giúp bạn biết được điện thoại hay chưa: gần chỗ lắp pin thường sẽ có vòng tròn hoặc ô trắng nhỏ, nếu bên trong có màu hồng hoặc đỏ thì điện thoại đã bị nước làm hỏng và ngược lại. 

⇒ Bước 3: Tháo SIM và các thiết bị có thể tháo rời

Hãy tháo rời các bộ phận của điện thoại ra và lau bằng giấy mềm (hoặc khăn mềm).

Tháo Linh Kiện điện Thoại
Tháo rời các bộ phận và sử dụng khăn mềm để lau

Điện thoại của bạn là máy phổ thông: Tháo rời từng bộ phận như SIM, thẻ nhớ, pin, nắp lưng và dùng giấy (khăn) lau kĩ từng ngóc ngách bên trong máy.

Điện thoại của bạn là smart phone: Tháo nắp lưng để nước chảy ra ngoài, dùng giấy hoặc khăn thấm nước.

⇒ Bước 4: Lau khô bên ngoài điện thoại

Nếu điện thoại bị vô nước thường: Sử dụng khăn giấy lau khô bề mặt, sau đó dùng tăm bông để lau kỹ cổng sạc, cổng kết nối tai nghe,…

Nếu điện thoại bị vô nước ngọt, nước muối hoặc chất lỏng khác: Đây là những loại nước có thể gây bào mòn điền thoại. Do đó, bạn cần lấy khăn ẩm để loại bỏ chất lỏng này ra khỏi điện thoại, sau đó lấy khăn giấy khô lau lại máy một lần nữa. 

⇒ Bước 5: Làm khô bên trong, hút ẩm cho điện thoại

Để điện thoại trên khăn mềm hoặc nơi có nhiều gió: Sau khi thực hiện những thao tác trên, nhanh chóng để điện thoại của bạn ở những nơi khô ráo, có gió và ánh nắng mặt trời nhẹ. Tuyệt đối không để điện thoại dưới ánh nắng mặt trời quá lâu bởi sẽ gây nóng máy, dễ gây hư hỏng.

Sử dụng gạo hoặc túi hút ẩm: Gạo là thực phẩm có khả năng hút nước cực tốt. Bạn có thể đặt điện thoại trong thùng gạo từ 1 – 2 ngày để hút ẩm nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng túi hút ẩm để hút nước. 

Dùng Gạo để Hút ẩm
Sử dụng gạo để hút ẩm cho điện thoại

Hút ẩm bằng cách sử dụng máy hút bụi: Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng máy hút bụi chuyên dụng dành cho đồ điện tử (máy tính, điện thoại,…) để giúp điện thoại khô nhanh hơn. Không nên sử dụng máy hút bụi thông thường bởi chúng có công suất lớn, không phù hợp và sẽ gây hư hỏng nặng hơn cho điện thoại. 

⇒ Bước 6: Chờ điện thoại khô 

Lúc này, bạn cần kiên nhẫn chờ đợi khoảng 1 – 2 ngày để nước bên trong điện thoại được hút hết hoàn toàn. Hãy check lại những bộ phận đã tháo rời xem còn gặp vấn đề gì không và bảo quản thật tốt. 

⇒ Bước 7: Khởi động lại điện thoại và dùng thử

Sau 2 ngày, chiếc điện thoại lúc này đã khô ráo, hãy lắp ráp các bộ phận đã tháo rời và cắm sạc, khởi động nguồn. 

Nếu điện thoại hoạt động bình thường, việc cần làm tiếp theo là kiểm tra các bộ phận khác: loa hoạt động có bình thường không? Máy ảnh bật có lên không? Dữ liệu có bị mất không?

Trong trường hợp điện thoại không gặp vấn đề thì xin chúc mừng, bạn đã thành công “cứu” chiếc điện thoại bị vô nước rồi đó. Ngoài ra, hãy sao lưu bộ nhớ của bạn để tránh rủi ro xảy ra nhé.

Trong trường hợp điện thoại của bạn dù đã cắm sạc và khởi động lại vẫn không lên, hoặc hư hại một số tính năng, vui lòng mang điện thoại ra trung tâm sửa chữa, bảo hành để được hỗ trợ kịp thời nhé. 

3. Những điều nên tránh khi làm rơi điện thoại xuống nước

Để giảm thiếu rủi ro, hư hại khi điện thoại bị vô nước, bạn cũng cần lưu ý một số điều không nên làm nữa nhé. 

⇒ Sử dụng máy sấy thông thường để hong khô điện thoại

Có lẽ không ít người sẽ bị hoảng khi đánh rơi điện thoại xuống nước, nhưng đừng vì thế mà dùng máy sấy để sấy điện thoại bạn nhé. Nhiệt độ từ máy sấy không những không giúp máy hoạt động bình thường mà còn khiến máy bị hư hại nặng hơn nữa đó. 

Sấy điện Thoại
Không sử dụng máy sấy tóc để sấy điện thoại bị vô nước

⇒ Tự ý tháo rời các bộ phận

Trong trường hợp điện thoại của bạn mới, vẫn còn tem mác thì không nên tự ý tháo rời các bộ phận. Điều này sẽ khiến bạn mất bảo hành về sau.

Ngoài ra, nếu bạn không am hiểu về các bộ phận trong điện thoại, việc tự ý tháo rời sẽ gây ra nguy cơ hỏng điện thoại nhiều hơn. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ sự trợ giúp của những người am hiểu về điện thoại nhé.

⇒ Sử dụng khi điện thoại chưa khô

Bạn làm rơi điện thoại xuống nước rồi hoảng hốt kiểm tra xem điện thoại còn sử dụng được không? Chớ nên làm vậy, khi điện thoại chưa khô, tốt nhất chúng ta nên hạn chế tác động đến nó. 

Sử dụng điện thoại chưa khô sẽ khiến cho các linh kiện bị hư hỏng nặng nề hơn. 

Cho điện thoại vào tủ lạnh để làm mát

Bạn nghĩ rằng để điện thoại vào tủ lạnh sẽ giúp cho điện thoại tránh khỏi các hiện tượng đoản mạch? 

 

Cho điện Thoại Vào Tủ Lạnh
Cho điện thoại vào tủ lạnh sẽ gây hư hỏng điện thoại

Thực tế, hành động này sẽ khiến cho điện thoại sẽ quay lại trạng thái ban đầu sau khi được rã đông hoặc sẽ khiến màn hình máy bị hỏng. Vậy rõ ràng đây không phải là biện pháp khắc phục điện thoại bị vô nước đúng không nào?

⇒ Để quạt thổi thẳng vào điện thoại

Sự tác động của quạt sẽ giúp cho điện thoại của bạn khô nhanh hơn. Tuy nhiên, gió từ quạt thổi ra sẽ làm lan nước tới các linh kiện khác trong máy. Nên tuyệt đối không sử dụng quạt để thổi bạn nhé.

⇒ Vệ sinh điện thoại không cẩn thận, không đúng cách

Sau khi điện thoại bị vô nước, các bạn thường có thói quen nhanh chóng lau điện thoại nhưng lại chỉ lau khô phần bên ngoài. Các cổng sạc, cổng kết nối là nơi rất khó để vệ sinh, cũng đừng vì thế mà quên những bộ phận này bạn nhé.

Hãy sử dụng tăm bông một cách cẩn thận để thấm hút nước bên trong những khe hở, cổng kết nối. 

Không nên nhét khăn vào bên trong khi cổng sạc bị vô nước vì chúng không thể làm sạch được. Ngoài ra, sử dụng khăn để lau cổng kết nối còn là một trong những nguyên nhân gây hư hại cho linh kiện.

⇒ Rung, lắc hoặc vỗ điện thoại

Đừng lầm tưởng rằng việc lắc điện thoại sẽ khiến nước văng ra và điện thoại nhanh khô hơn. Khi chúng ta dùng lực lắc, rung điện thoại sẽ khiến cho lượng nước bên trong đi sâu vào các linh kết, phần trăm hỏng hóc sẽ càng cao hơn.

⇒ Sạc điện thoại ngay lập tức

Rất nhiều người cho rằng sạc điện thoại sẽ làm máy nóng lên, các linh kiện bên trong máy sẽ nhanh khô. Thực tế, khi chúng ta sạc điện thoại mà có nước trong cổng sạc, dòng điện sẽ chạy mạch điện, gây giật điện và nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.

Sạc điện Thoại Khi Máy Chưa Khổ
Sạc điện thoại khi máy chưa khô gây uy hiểm tới sức khỏe

* Lưu ý: Trong trường hợp máy vẫn còn bảo hành, hãy đảm bảo nhãn LCI không bị đổi màu bạn nhé. Trong mỗi máy thường sẽ được dán một nhãn LCI dùng để thử nghiệm giấy quỳ đối chiếu với các chính sách bảo hành. Do đó, các hãng sẽ từ chối bảo hành cho bạn nếu nhãn LCI bị đổi màu.

Nhãn Lci Trong điện Thoại
Đảm bảo nhãn LCI không bị đổi màu để được bảo hành

Trên mỗi điện thoại, nhãn LCI sẽ được đặt ở những vị trí khác nhau. Bạn có thể tìm và kiểm tra xem điện thoại của mình có được bảo hành không, hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của trung tâm nhé. 

Điện thoại bị vô nước là nỗi lo lắng của biết bao người. Nắm được những kiến thức trên sẽ giúp bạn bình tĩnh và xử lý tình huống một cách khéo léo. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhé. Chúc bạn thành công!