Khám phá cấu tạo và nguyên lý hoạt động của kính thực tế ảo từ A – Z
Công nghệ kính thực tế ảo gần đây đang dần sốt trở lại với sự cải tiến tích hợp trong các thiết bị smartphone cao cấp. Vậy cụ thể kính thực tế ảo là gì và sản phẩm này hoạt động ra sao? Hãy cùng khám phá thành tựu công nghệ ra đời từ khá sớm và đến nay vẫn không ngừng phát triển mạnh mẽ này ngay nhé!
Khái niệm kính thực tế ảo là gì?
Kính thực tế ảo (hay kính thực tại ảo – Virtual Reality Glasses) là thiết bị dùng để mô phỏng lại phần không gian được xử lý bằng công nghệ máy tính nhằm đem đến cho người nghe những trải nghiệm hình ảnh sống động như thật.
Công nghệ này thường được ứng dụng trong các hoạt động giải trí phổ biến như chơi game hay xem phim. Người tham gia sẽ có cơ hội tương tác với các nhân vật ảo như đang chứng kiến ngoài thực tế. Đặc tính nổi bật nhất của loại kính này là khả năng tương tác theo thời gian thực, nghĩa là khi bạn di chuyển hay cử động thì không gian ảo hiển thị cũng tự động biến đổi theo.
Nguyên lý hoạt động của kính thực tại ảo
Hiện trên thị trường đang cung cấp đa dạng các loại kính thực tế ảo hoạt động chủ yếu theo nguyên lý 3D “side by side”. Tức là sẽ chia màn hình hiển thị làm đôi, tương ứng mỗi khung hình đáp ứng một mắt nhìn. Do đó, khi bạn sử dụng kính thực tại ảo, hình ảnh trên cả hai khung hình sẽ hội tụ thông qua thấu kính giúp hình ảnh kết nối với nhau tạo độ nổi 3D chân thực. Nguyên lý hoạt động này dựa trên lý thuyết hội tụ và phân chia điểm ảnh trên thấu kính theo chương trình vật lý PTTH.
Hệ thống màn chiếu hình ảnh sử dụng cùng kính thực tại ảo cũng được đặt sát tầm mắt hơn, thường chỉ khoảng từ 10 – 15cm nhưng khi đeo kính vào người xem lại thấy hình ảnh ở xa hơn. Hiện tượng này là kết quả của nguyên lý hội tụ điểm ở xa thấu kính.
Hiện nay để tăng tính tương tác và di động của người dùng với hình ảnh mô phỏng trong môi trường ảo, các màn hình hiển thị đã được đưa vào điện thoại, máy tính hay tivi. Đồng thời trên các thiết bị kính cũng được trang bị bộ phận cảm biến vị trí (modun G-sensor) cho phép xử lý thông tin nhanh nhạy theo các thao tác, cử chỉ quay trái, phải, lên, xuống của người xem.
Cấu tạo hệ thống thực tế ảo
Hệ thống thực tế ảo (viết tắt VR) đầy đủ yêu cầu các thành phần chính sau đây:
- Phần mềm hay các ứng dụng: Phần này được coi là “linh hồn” của hệ thống thực tế ảo. Các phần mềm được lập trình từ nhiều ngôn ngữ khác nhau nhằm mô hình hóa và mô phỏng các đối tượng. Một số framework dựng hình 3D phổ biến hiện hay có thể kể đến như AutoCAD, 3D studio, Unity… giúp tạo ra các nội dung video hay game 3D.
- Phần cứng: Chính là các thiết bị đầu nhằm tăng khả năng kích thích các giác quan của người dùng để mô phỏng chân thực môi trường thực tại ảo. Ví dụ các thiết bị đầu vào như tai nghe âm thanh nổi, cảm biến vị trí G-sensor, điều khiển Bluetooth… và các thiết bị đầu như màn hình hiển thị, bộ phản hồi cảm giác, xung lực, hệ thống kính.
Trên thị trường đang cung cấp một số dòng kính giá rẻ từ các hãng lớn như Google CardBoard, Samsung Gear VR, VR Box, VR Cozyswan… người dùng có thể tham khảo lựa chọn để trải nghiệm những hình ảnh sống động nhất.
Kính thực tế ảo là sản phẩm công nghệ phổ biến nhờ tính ứng dụng cao trong thực tiễn với nhiều hoạt động giải trí đa dạng như xem phim 3D, chơi game thực tế ảo, hay trong các công việc đào tạo đặc thù như khoa học vũ trụ, an ninh, quân sự. Song song với sự phát triển công nghệ cũng là hệ thống nội dung phong phú, hệ sinh thái đa dạng trải nghiệm cho người dùng. Trong thời gian tới, công nghệ này hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển vượt bậc hơn nữa, rất đáng để trải nghiệm.