Công nghệ Hologram là gì? Nguyên lý vận hành như thế nào?

Hologram là gì? Đây là một kỹ thuật ghi hình 3D có tên tiếng Anh là Holograph. Công nghệ Hologram đã có cách đây khá lâu rồi và người phát minh và phát triển nó là một nhà vật lý. Hãy cùng tìm hiểu công nghệ Hologram 3D là gì qua những thông tin chia sẻ dưới đây.

Tìm hiểu về công nghệ Hologram là gì?

Hologram hay kỹ thuật tạo ảnh hologram để trình chiếu thì được gọi là holographic. Dịch đơn giản ngắn gọn là kỹ thuật toàn ảnh. Theo như Tiến sỹ Dennis Gabor” (ngưòi Anh gốc Hungari) người đã phát minh ra kỹ thuật Holography từ những năm 1947 tại Anh. Phát minh này đã gây ra những ảnh hưởng sâu sắc rộng trong cuộc sống xã hội. Năm 1972, ông đã nhận được giải Nobel về vật lý về việc “phát minh và phát triển phương pháp toàn ảnh”. Công trình mà ông đã để thời gian, công sức từ những năm cuối của thập niên 1940 trong việc tạo ra kính hiển vi điện tử để nghiên cứu cấu trúc vi mô của tinh thể. Đến năm 1960, với sự phát triển của laze thì các kỹ thuật của ông đã được áp dụng vào ký thuật trình chiếu vật thể 3 chiều (3D).

3D Hologram là gì

Hologram là gì ?

Hologram là một sản phẩm của kỹ thuật ghi hình 3D có tên tiếng Anh là Holography, đây là từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp trong đó thì từ “Holos” có ý nghĩa là toàn bộ hay toàn cục còn từ “graph” có nghĩa là sự ghi lại.

Hiểu theo nghĩa hẹp thì Hologram có nghĩa là một bức ảnh phẳng nhưng nhờ sự bố trí của các chi tiết sao cho chúng có thể phản xạ ánh sáng một cách thích hợp mà nó có thể nổi lên như một ảnh có chiều sâu 3 chiều. Đôi khi ta bắt gặp những hình ảnh được bày bán tại các nhà sách. Đặc biệt là những chiếc tem chống hàng giả hiện có tại Việt Nam cũng áp dụng theo nguyên tắc ảnh Hologram này. Khi ta nhìn những chiếc tem này dưới các góc nhìn khác nhau thì khi đó chúng sẽ hiện lên màu sắc và các chi tiết khác nhau.

Còn hiểu theo nghĩa rộng thì Hologram là hình ảnh trình chiếu mà ta có thể quan sát được các vật thể từ các góc nhìn như thể là đang ở vật đó mặc dù ta không thể sờ được nó. Một số trường hợp thì ta có thể dịch gọn Hologram là toàn ảnh.

Hình ảnh 3D hologram là gì
Hình ảnh 3D hologram là gì

Hình ảnh hologrphic 3d

Còn chúng ta cũng có thể hiểu theo một cách khác là Holography là phương pháp tái tạo hình ảnh 3D (3 chiều) của một vật thực qua một bản ghi phẳng 2D. Khi nhìn bản ghi 2 chiều bằng mắt thường ở một góc phù hợp và dưới ánh sáng phù hợp thì chúng ta sẽ thấy được những hình ảnh ba chiều của một vật thực mà chúng ta không thể sờ được, không hề có sự hiện diện của nó ở đó. Holography là kỹ thuật ghi hình ảnh của thế giới 3 chiều trên môi trường 2 chiều và môi trường 2 chiều này có thể phát lại hình ảnh 3 chiều của vật thật.

Hologram có những loại nào?

  • Hologram truyền: Thường nhìn dưới ánh sáng laser chiều tới từ phía đối diện với mắt nhìn của người dùng so với vị trí đặt Hologram.
  • Hologram phản xạ ánh sáng trắng: Khi đó thì ảnh của vật thể có thể nhìn thấy được dưới ánh sáng trắng hoàn toàn tự nhiên hay ánh sáng từ đèn điện.
  • Hologram đa kênh: Khi đó bạn có thể thấy được 2 hay nhiều ảnh khi mà bạn nhìn ở nhiều các góc độ khác nhau.
  • Hologram thực hay còn gọi là real image hologram

Công nghệ 3D holographic là gì?

Công nghệ Holographic do nhà vật lý học Dennis Gabor phát minh vào năm 1947. Đây là một kỹ thuật độc đáo có thể cho phép ánh sáng tán xạ từ một vật thể được ghi lại và sau đó nó có thể tái tạo lại hình ảnh 3 chiều chỉ trong 1 chùm tia laser. Nhờ vào đó mà hình ảnh của vật thể sẽ được nhìn thất kể cả trong trường hợp nó không còn hiện diện tại vị trí đó nữa.

Công nghệ Holographic phát triển với mục đích chính đó là tạo ra một hình ảnh 3 chiều lơ lửng trong không khí mà không cần sử dụng đến màn chiếu. Nó sẽ giúp người xem quan sát được hình ảnh nổi 360 độ mà không cần sử dụng tới bất kỳ loại kính đeo chuyên dụng nào.

Hình ảnh nổi được trình diễn thực hiện nhờ vào một máy chiếu có độ phân giải cao, một máy tạo nền và bộ phận dựng hình.

Hologram là gì

Năm 1962, nhà khoa học Emmett Leith, Juris Upatnieks (đại học Michigan Hoa Kỳ) và Yuri Denisyuk của Liên Xô cũ đã sử dụng tia laser để chiếu hình ảnh quang học 3 chiều để tạo ra những hình ảnh 3D đầu tiên. Từ đó đến nay, công nghệ 3D Holographic vẫn tiếp tục phát triển và nó dần được ứng dụng một cách rộng rãi trong lĩnh vực màn hình cho các thiết bị điện tử trong những năm 2015, 2016

Nguyên lý vận hình của công nghệ 3D Holographic

Vậy để tạo được một hình ảnh Hologram thì cần chuẩn bị những gì?

  • Bộ phận tạo nền (Base unit)
  • Máy chiếu HD
  • Hình ảnh được biên tập phù hợp cho việc trình chiếu 3D
  • Một sân khấu được set up với phông tối màu và ánh sáng phù hợp
  • Đầu DVD hoặc laptop để vận hành hình ảnh được chiếu

Khi đó thì hình ảnh từ màn hình khi được phát qua máy chiếu sẽ hướng thẳng tới phía của khán giả và đi qua máy tạo nền sẽ hiển thị trước mắt người xem giống như một hình ảnh thật tới từng chi tiết tuy nhiên thì đây hoàn toàn là hình ảnh ảo nên người dùng có thể di xuyên qua nó hay sử dụng các hiệu ứng độc đáo để có thể làm tan biến hình ảnh đó đị.

Để có thể tạo ra được những hiệu ứng đẹp, chân thật tới từng chi tiết, hình ảnh 3D nên là những hình ảnh có thể xoay được nhiều chiều có nền tối và độ tương phản cao. Những hình ảnh trông càng đơn giản thì khi được chiếu lên sẽ càng tạo ra những hiệu ứng đẹp so với những hình ảnh với thiết kế phức tạp.

Vậy các bạn đã hiểu được công nghệ Hologram là gì cũng như nguyên lý vận hành của công nghệ 3D Holographic. Hãy cùng xem thêm một Video 3D Hologram đã được ứng dụng và trình diễn tại một số công ty quảng cáo.

Nguồn: ST